Một trong những phong cách rất được ưa chuộng trong những năm trở lại đây, là sự kết hợp hài hòa giữa lối thiết kế hoài cổ, đậm nét truyền thống Á Đông với phong cách sang trọng và lãng mạn của kiến trúc Pháp, tất cả hòa trộn một cách hoàn hảo để tạo nên phong cách thiết kế Đông Dương - Indochine. Bạn hãy cùng Apollo tìm hiểu về phong cách thiết kế đầy chất thơ này qua bài viết dưới đây.
Phong cách Indochine là gì? Đặc trưng tạo lên phong cách Đông Dương
Phong cách Indochine là gì?
Phong cách nội thất Đông Dương (có tên tiếng Pháp gọi là: Indochine, tiếng anh là Indochina) là sự kết hợp hài hòa giữa lối thiết kế hoài cổ, đậm nét truyền thống Á Đông với lối kiến trúc Pháp đầy lãng mạn mà không kém phần sang trọng. Phong cách thiết kế Indochine là sự kết hợp đa văn hóa không bao giờ lỗi thời, phong cách này sẽ thu hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp dân giã, mộc mạc, đầy cảm hứng mà nó mang lại.
Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương
Khi Pháp đô hộ các nước Đông Nam Á những năm 80. Theo đó, những công trình mang đặc trưng kiến trúc Pháp xuất hiện với nét đẹp lãng mạn, sang trọng mà trước đó không hề thấy tại các nước Á Đông. Tuy nhiên kiến trúc mang từ Pháp qua vài năm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, đặc biệt là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió lớn… cũng như thói quen sinh hoạt và truyền thống thẩm mỹ Việt Nam. Hơn nữa, vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở nước ta đang giảm dần.
Do đó, để gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp đang giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã thiết kế lại kiến trúc truyền thống của Pháp cho phù hợp với một số khía cạnh của Việt Nam. Ông Ernest Hébrard cán bộ cao cấp được chính phủ Pháp cử sang phụ trách công tác quy hoạch và kiến trúc ở ba nước Đông Dương, đồng thời là giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương và là người đã sáng tạo ra phong cách đầy chất thơ này. Ông gọi xu hướng thiết kế này là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style Indochinois).
Những kiến thức tiêu biểu của phong cách Đông Dương tại Việt Nam như: Nhà hát lớn Hà Nội, Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam...
Đặc trưng của phong cách Đông Dương Indochine
Màu sắc chủ đạo
Màu vàng nhạt, vàng kem, trắng,... là những tông màu thường được sử dụng trong phong cách Đông Dương. Đây là tông màu thể hiện sự sang trọng, vương giả, quyền quý thường được dùng trong kiến trúc dinh thự của vua chúa thời xưa. Đồng thời đem lại cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng khắc phục khí hậu nóng nực ở Việt Nam.
Tùy theo sở thích cá nhân, một số không gian có thể sử dụng màu sắc ấn tượng mạnh như: đỏ, vàng đậm, vàng cam, tím hay xanh lá cây. Bên cạnh đó là những màu nâu đỏ của gỗ, vàng nhạt của tre nứa, màu gạch nung, tất cả cùng hòa trộn để tạo nên vẻ đẹp thân thiện, gần gũi, đầy tự nhiên của phong cách này.
Chất liệu dùng trong phong cách Đông Dương
Chất liệu gỗ: Không chỉ Indochine, gỗ được ưa chuộng sử dụng trong hầu hết các phong cách nội thất. Chất liệu gỗ mang nét đẹp đẳng cấp, sang trọng nhưng vẫn mang lại cảm giác mộc mạc, ấp áp cho không gian. Được sử dụng trong hệ cửa, trần nhà, sàn nhà, hệ thống khung kết cấu, mái che, các đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ kệ hay những đồ trạm khắc trang trí như tượng tròn, phù điêu.
Chất liệu mây tre: Mây tre cũng được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương, với khả năng chống mối mọt và có độ bền cao. Chất liệu này thường được sử dụng trong các vật dụng trang trí hay vách ngăn,… để tạo lên những điểm nhấn đầy mềm mại và ấn tượng. Tre cũng là nguyên liệu có sẵn, phổ biến ở nước ta với nguồn cung cấp dồi dào.
Chất liệu gạch bông: Là một nét đặc trưng riêng của phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông hay gạch nung thường được sử dụng để lát nền, ốp tường, ... tạo nên vẻ đẹp dân giã, trầm ấm, đậm chất truyền thống mà vẫn rất lịch lãm, sang trọng.
Hoa văn, họa tiết phong cách Đông Dương
Phương Tây đề cao nét đẹp thanh tao của kiến trúc hình mái vòm. Đồng thời kết hợp với những họa tiết truyền thống của nước bản địa để tạo nên không gian đầy tinh tế, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn. Đây là những nét đặc trưng không thể thiếu tạo lên phong cách Đông Dương.
Họa tiết kỷ hà: là những họa tiết mắc lưới hình thoi, lục giác, tam giác, hình chữ nhân… Với độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hoặc hơi cong nhẹ, đều hoặc không đều.
Họa tiết chữ nhật: Do sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, họa tiết chữ nhật gồm các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ được cách điệu đơn giản. Liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét.
Họa tiết tĩnh vật: bao gồm trái châu và bát bửu. Trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái. Họa tiết này thường thấy ở đình chùa. Bộ bát bửu gồm quả bầu, quạt, gươm, sách, đàn, bút, phất trần, cây sao…
Họa tiết hoa lá: thường được tôn vinh trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng như: tùng, trúc, cúc, sen,... là biểu tượng của tứ quý trong mùa. Những họa tiết này thường được trang trí trên vách tường, ga, gối, đệm.
Nội thất phong cách Indochine
Để tạo nên sắc thái và văn hóa bản địa của người Á Đông, cũng như thiết kế nội thất kiểu Pháp duyên dáng. Những đồ nội thất như sập gụ, phản, bình phong là thứ không thể thiếu trong phong cách Đông Dương. Bạn hãy lựa chọn nội thất không bóng bẩy, cầu kỳ với những họa tiết quá cầu kỳ. Để tạo lên không gian sống tràn ngập không khí Đông Dương thư thái và tao nhã.